20/12/2017

OT là gì? Đây là một cụm từ liên quan đến công việc mà Vieclamdaubep tin chắc rằng bạn sẽ thường xuyên được nghe. Vậy, bạn đã biết rõ OT là gì chưa? Nếu còn đang phân vân về OT, hãy để Vieclamdaubep giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây.

Làm việc là cả một quá trình lâu dài để mỗi người theo đuổi mơ ước của mình. Trong quá trình thực hiện đam mê, bạn sẽ cần vượt qua những khó khăn và thách thức nhất định để minh chứng khả năng, thực lực của bản thân. Và OT chính là một trong số đó. Có phải bạn đang thắc mắc OT là gì và vì sao bản thân lại rơi vào tình trạng OT đúng không? Đừng lo lắng, vì đã có Vieclamdaubep rồi đây. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin thiết thực nhất về OT.

tình trạng OTNhiều người hiện nay thường rơi vào tình trạng OT – Ảnh: Internet

OT là gì? Vì sao nhiều người lại rơi vào tình trạng OT

OT được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Over Time, có nghĩa là quá giờ. OT được dùng trong nhiều hoàn cảnh để chỉ người làm việc quá giờ, học tập quá giờ,… Hiện nay, khi áp lực công việc tăng lên, nhiều người thường lựa chọn làm việc quá giờ để hoàn thành hết tất cả các phần việc được giao mà không biết rằng mình đã tự hủy hoại đi cuộc sống bản thân vì chính thói quen không tốt này.

Hệ quả nghiêm trọng của OT không phải ai cũng biết

  • Năng suất bị thụt lùi: Theo một nghiên cứu mới nhất, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, làm việc quá giờ sẽ chỉ làm cho năng suất công việc của mỗi người tăng trong vòng 3 – 4 tuần đầu. Sau đó, năng suất của bạn sẽ bắt đầu giảm đi nếu tiếp tục làm quá giờ. Bạn sẽ rơi vào tình trạng kiệt sức, không bắt kịp với công việc và cần một khoảng thời gian rất dài để lấy lại cân bằng.
  • Căng thẳng và mệt mỏi triền miên: Làm việc quá sức không chỉ khiến cơ thể của bạn suy nhược mà còn ảnh hưởng đến cả tinh thần. Bạn luôn ở trong tình trạng không tỉnh táo do thiếu ngủ, nghỉ ngơi chưa hợp lý. Những người làm việc quá giờ thường dễ nổi cáu, khó chịu, khó tập trung cho công việc,… Nếu bạn rơi vào trạng thái này lâu dài sẽ thực sự không tốt cho sức khỏe.
  • Dễ gặp phải các rủi ro: Khi cơ thể của bạn trở nên quá tải và không thể chịu đựng được nữa, có thể bạn sẽ kiệt quệ và ngất xỉu tại nơi làm việc. Ngoài ra, bạn cũng dễ gặp phải tai nạn khác khi đi ngoài đường, làm việc bên ngoài,… vì đầu óc thiếu tỉnh táo, không kiểm soát được hành động của mình.
  • Bỏ qua các giá trị khác trong cuộc sống: Đăm đăm vào công việc suốt cả ngày lẫn đêm, bạn sẽ quên mất rằng cuộc sống của bạn còn nhiều thứ tốt đẹp khác nữa như gia đình, bạn bè, tình yêu, sở thích cá nhân,… Đừng để công việc “cướp” đi những niềm vui đó trong cuộc sống.
  • Gặp phải các vấn đề sức khỏe: Làm việc quá giờ khiến cho não bộ của bạn bị tổn thương, suy giảm trí nhớ, mắc các bệnh về tim mạch,… Theo một nghiên cứu của Đại học Maryland, những người thường xuyên làm việc quá giờ sẽ giảm các bữa ăn tại nhà, ít tập thể dục và ngủ,… đó chính là nguyên do dẫn đến tình trạng béo phì.

Làm việc quá giờLàm việc quá giờ lâu dài gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng – Ảnh: Internet

Có thể thấy rằng, làm việc quá giờ thường xuyên không hề tốt chút nào cho sức khỏe lẫn tinh thần của bạn. Vieclamdaubep hiểu rằng, tùy vào từng thời điểm mà bạn cần làm việc thêm giờ để công việc nhanh chóng được giải quyết. Tuy nhiên, điều này chỉ nên diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhất định, sau đó bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý nhằm cân bằng lại sức khỏe và tinh thần để tiếp tục với công việc.

Vào thời điểm cuối và đầu năm mới, các nhân sự trong ngành Nhà hàng – Khách sạn rất bận rộn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì thế, sẽ không tranh khỏi các trường hợp làm việc thêm giờ của một số bộ phận trong nhà hàng, khách sạn. Song như Vieclamdaubep đã đề cập ở phía trên, sau thời gian làm việc thêm giờ, các nhà quản lý cần sắp xếp cho nhân viên của mình nghỉ bù để cân bằng lại sức khỏe và tinh thần. Thêm nữa, tuyển dụng nhân sự cho mùa cao điểm là giải pháp tối ưu để bài toán nhân sự không làm khó các nhà hàng, khách sạn.

Qua những thông tin mà Vieclamdaubep chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã biết OT là gì, những hệ quả nghiêm trọng của OT nếu bạn không biết cách điều phối công việc hợp lý để từ đó cân bằng công việc và chế độ nghỉ ngơi, tận hưởng các giá trị khác, giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.

Xem thêm: Phụ Bếp Là Làm Gì? Khám Phá Công Việc, Mức Lương Phụ Bếp

Tác giả:

Lạc Hi – Biên tập viên của Vieclamdaubep.vn với 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực F&B tại nhiều nhà hàng, khách sạn nổi tiếng như: Park Hyatt, The Reverie Saigon,… Tôi luôn tin rằng Vieclamdaubep.vn sẽ là địa điểm lý tưởng cho những người đam mê nghề Bếp như chúng ta, một nơi để bạn tìm kiếm cơ hội việc làm Phụ bếp, Đầu bếp, Bếp trưởng,… Với tất cả kinh nghiệm của mình, Lạc Hi sẽ chia sẻ những câu chuyện chưa kể và nhiều bí quyết tuyệt vời giúp bạn góp nhặt tinh hoa Ẩm thực và vượt qua thử thách của nghề Bếp trong tương lai.