Shift Leader là gì? Là một trong những vị trí quan trọng tại nhà hàng, khách sạn, Shift Leader giúp cho quá trình kinh doanh và phát triển tại nhà hàng, khách sạn trở nên suôn sẻ, đạt kết quả tốt hơn. Đây cũng là nấc thang trong sự nghiệp mà hầu như ai theo đuổi ngành Nhà hàng – Khách sạn đều mong muốn có được.
Trong cơ cấu tại nhà hàng, không thể bỏ qua vị trí Shift Leader – Ảnh: Internet
Mục Lục
Shift Leader là gì?
Shift Leader là tên gọi tiếng Anh của vị trí Trưởng ca/ Tổ trưởng, là người chịu trách nhiệm quản lý công việc và nhân sự trong ca trực của mình. Shift Leader vẫn đảm nhận công việc chuyên môn như các Đầu bếp khác. Tuy nhiên, nhờ có năng lực nổi trội hơn nên họ được chọn làm người giám sát các hoạt động làm việc trong nhóm, từ đó đem lại hiệu quả công việc cho một tập thể.
Tại một vài nhà hàng, khách sạn, Shift Leader sẽ được chia chia nhỏ giúp quản lý dễ dàng trong mỗi ca trực. Ví dụ: Reception Shift Leader, Restaurant Shift Leader, Bar/Pub Shift Leader…
Nhờ có Shift Leader mà hoạt động của bộ phận diễn ra suôn sẻ hơn – Ảnh: Internet
Mô tả công việc của Shift Leader
Phân công công việc
Trong ca làm việc của mình, Shift Leader chịu trách nhiệm phân công công việc cụ thể: Vị trí làm việc cho nhân viên, điều động nhân viên đến hỗ trợ các bộ phận khác khi cần…
Kiểm tra vệ sinh
Shift Leader thực hiện giám sát và kiểm tra các công tác vệ sinh: Trước, trong và sau mỗi ca làm việc, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động tại nhà hàng.
Kiểm soát máy móc, trang thiết bị
Shift Leader theo dõi, kiểm tra và quản lý số lượng lẫn chất lượng máy móc, công cụ dụng cụ, vật tư, trang thiết bị… thuộc bộ phận phụ trách. Khi phát hiện có sự cố cần báo ngay cho bộ phận phụ trách để giải quyết, đề xuất thay mới nếu thấy cần thiết.
Đào tạo nhân viên
Với các nhân viên mới, Shift Leader sẽ là người có trách nhiệm hỗ trợ đào tạo và giúp cho họ nhanh chóng nắm bắt công việc, hòa nhập vào môi trường làm việc tập thể. Ngoài ra, Shift Leader cũng có nhiệm vụ bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên bên dưới giúp nâng cao năng lực của bộ phận mình.
Theo dõi, đánh giá nhân viên
- Theo dõi hiệu quả công việc, tinh thần nhân viên.
- Tiến hành đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn.
- Đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy định nhà hàng, khách sạn.
Công việc khác
- Khi nhà hàng, khách sạn cao điểm, có lượng khách đông hoặc nhân viên trong ca nghỉ đột xuất chưa có người thay thế thì Shift Leader sẽ đảm trách nhiệm vụ của người đó, đảm bảo quy trình vận hành trong ca làm việc ổn định.
- Tiếp nhận và xử lý các vấn đề khiếu nại từ nhân viên, khách hàng trong cá nếu thuộc quyền hạn của mình hoặc báo lên cấp trên để giải quyết.
- Báo cáo công việc định kỳ.
- Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên giao phó.
Shift Leader sẽ thay thế vị trí của nhân viên khi họ vắng đột xuất – Ảnh: Internet
Tiêu chuẩn của một Shift Leader
- Kiến thức, kỹ năng chuyên môn giỏi.
- Hiểu biết về đặc thù của công việc tại môi trường làm việc, chức năng mỗi bộ phận để đưa ra giải pháp hoạt động hiệu quả.
- Khả năng quản lý nhân viên tốt.
- Kỹ năng giao tiếp, lập báo cáo, lên định hướng/ kế hoạch…
Thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của Shift Leader
Theo khảo sát mới nhất, lương cơ bản của Shift Leader hiện nay dao động trong khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng. Song song với lương cơ bản thì Shift Leader sẽ nhận được: Trợ cấp, phụ cấp, phí dịch vụ, thưởng… hàng tháng theo quy định tại nhà hàng, khách sạn đó.
Shift Leader có giàu kinh nghiệm quản lý, giỏi chuyên môn luôn được các nhà hàng, khách sạn, đơn vị kinh doanh F&B săn đón. Hy vọng với thông tin mà Vieclamdaubep.vn chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu được Shift Leader là gì và những yếu tố tạo nên một Shift Leader để có cho mình định hướng phát triển phù hợp.