Là một Đầu bếp chuyên về các món Âu, bạn đã biết Chickpea là gì chưa? Có nguồn gốc từ châu Phi, sau đó du nhập vào các nước châu Mỹ, châu Âu rồi lan rộng khắp thế giới, Chickpea đã trở thành thành phần không thể thiếu trong các món ăn vạn người mê như Chickpea Salad, Chickpeas Pasta, Chickpea Curry, Chickpeas Soup…
Những món ăn giàu dinh dưỡng từ Chickpea – Ảnh: Internet
Mục Lục
Chickpea là gì?
Chickpea được biết đến là một loại đậu, còn có tên gọi khác là đậu răng ngựa hoặc đậu gà. Khi còn non, Chickpea có màu xanh nhạt và chuyển sang vàng nâu khi chín, đậu có vị ngọt thanh. Gọi Chickpea là đậu gà vì hạt đậu nhú ra chiếc phôi nhỏ xinh màu vàng óng giống mỏ gà con.
Chickpea trong tiếng Tây Ban Nha là Garbanzo, Italia là Ceci. Loại đậu này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bậc nhất trong các loại họ đậu vì chúng giàu protein, vitamin và khoáng chất. Đó là lý do tại sao người ta thường dùng Chickpea trong cách thực đơn chữa bệnh, ăn kiêng, tăng cường sức khỏe.
Chickpea là loại đậu được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, đặc biệt là món Âu
– Ảnh: Internet
Thành phần dinh dưỡng của trong Chickpea
- 100gr Chickpea sẽ chứa các thành phần với hàm lượng như sau:
- 269 calo,
- 45gr gam carbohydrate,
- 15gr protein,
- 13gr chất xơ,
- 4gr chất béo,
Theo đó, 100gr Chickpea sẽ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể:
- 50% nhu cầu kali mỗi ngày,
- 02% vitamin A,
- 21% canxi,
- 13% vitamin C,
- 69% sắt,
- 02% natri,
- 55% vitamin B6,
- 57% magie.
Bên cạnh đó, Chickpea còn chứa vitamin K, kẽm, phốt pho, mangan, đồng, selen… tốt cho sức khỏe.
Lợi ích tuyệt vời từ Chickpea
Bảo vệ tim mạch
Như đã đề cập ở trên, trong Chickpea có chứa hàm lượng vitamin B6, C, Kali, chất xơ dồi dào nên chúng được xem là thực phẩm vàng đối với sức khỏe tim mạch. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người sử dụng Chickpea thường xuyên sẽ giảm được lượng Cholesterol xấu đáng kể khỏi cơ thể. Và khi dùng Chickpea với các loại ngũ cốc, tinh bột thì chúng sẽ kết hợp với nhau bổ sung nguồn protein lớn cho cơ thể.
Chickpea được sử dụng chế biến thành nhiều món ăn vì những lợi ích vượt trội
– Ảnh: Internet
Ngăn ngừa các bệnh ung thư
Thành phần Chickpeas chứa Phytochemical gọi là Saponin, có đặc tính chống oxy hóa, ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Không dừng lại ở đó, hàm lượng chất có trong Chickpea còn đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp cũng như sửa chữa DNA, từ đó ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ung thư do đột biến DNA gây ra.
Tốt cho quá trình tiêu hóa
Lý do Chickpea hỗ trợ hiệu quả đường tiêu hóa là vì chúng có hàm lượng chất xơ cao (nằm trong top 20 thực phẩm có nguồn chất xơ cao nhất). Lượng chất xơ này giúp cân bằng độ pH, vi khuẩn trong ruột, tăng số lượng vi khuẩn có lợi, giảm vi khuẩn xấu trong cơ thể.
Giúp xương cơ thể chắc khỏe
Vitamin và khoáng chất có trong loại đậu này đều hỗ trợ hiệu quả quá trình bảo vệ cấu trúc xương thêm chắc khỏe, không bị lão hóa sớm.
Giảm viêm
Nhờ chứa nhiều phức hợp vitamin B, Chickpea có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giấc ngủ, chuyển động cơ bắp, tiếp nhận thức ăn/ dinh dưỡng, duy trì cấu trúc màng tế bào, giảm tình trạng viêm mãn tính… cho người sử dụng loại đậu này thường xuyên.
Giảm cân, giữ gìn vóc dáng
Chất xơ cao, chỉ số đường huyết thấp trong Chickpea thích hợp cho chế độ giảm cân bởi chúng thúc đẩy cảm giác no lâu hơn, làm giảm lượng calo mà cơ thể tiếp nhận, từ đó tránh được tình trạng béo phì, giúp giữ gìn vóc dáng.
Chế biến Chickpea như thế nào?
Chickpea thường được bảo quản ở dạng khô nên trước khi chế biến thành món ăn, bạn cần ngâm chúng ít nhất 8 tiếng nhằm giảm thiểu các enzim bất lợi cho tiêu hóa. Sau đó, người ta thường dùng Chickpea để:
- Nấu cùng với cháo, cơm, gà, bò…
- Hầm nhừ trong nồi áp suất, nghiền ra làm bánh.
Tuyệt đối không nên ăn sống vì trong đậu cũng chứa một số chất không tốt, cần được nhiệt phân hủy.
Hy vọng với những thông tin mà Vieclamdaubep.vn chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ giá trị dinh dưỡng, lợi ích, cách chế biến của Chickpea là gì để sử dụng phù hợp, giúp tăng cường sức khỏe bản thân lẫn gia đình.