Cập nhật xu hướng tuyển dụng Đầu bếp tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2018 giúp các nhà tuyển dụng đưa ra các chính sách hợp lý để thu hút ứng viên giỏi và giúp các ứng viên chuẩn bị kỹ càng hơn, từ đó chinh phục nhà tuyển dụng một cách nhanh nhất.
Năm 2018 là một năm khởi sắc của ngành Du lịch nước ta nói chung và Nhà hàng – Khách sạn nói riêng, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho các nhân sự trong lĩnh vực này, trong đó có nhu cầu tuyển Đầu bếp. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa điểm thu hút khách du lịch và nhân lực của ngành lớn nhất cả nước. Những con số tăng trưởng của ngành đã minh chứng cho điều này.
Xu hướng tuyển Đầu bếp tại thành phố Hồ Chí Minh đang tăng cao
Mục Lục
Xu hướng tuyển Đầu bếp tại Tp. Hồ Chí Minh
Theo thống kê, tổng doanh thu tại thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Nhà hàng, khách sạn, lữ hành trong tháng 06/2017 ước tính đạt 8.630 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 53.617 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016.
Dưới tác động của Du lịch và Ẩm thực, nhu cầu tuyển dụng Đầu bếp tại Tp.HCM tăng theo là điều tất yếu. Theo các chuyên gia kinh tế, số lượng tuyển Đầu bếp ở các nhà hàng, khách sạn vẫn còn tiếp tục gia tăng trong những tháng cuối năm 2017 và năm 2018 bởi nhu cầu du lịch “Hòn ngọc viễn Đông” của khách quốc tế và nội địa vẫn đang tăng, bằng chứng là các nhà hàng Nhật tuyển đầu bếp sushi rất nhiều hay các doanh nghiệp cũng tìm kiếm đầu bếp suất ăn công ngiệp cho nhân viên của mình. Do vậy để ứng tuyển vị trí đầu bếp bạn cần có kĩ năng, kinh nghiệm và nắm rõ được công việc của một đầu bếp.
Bên cạnh các nhà hàng sang trọng thì các quán nhậu lựa chọn được nhiều người tại thành phố Hồ Chí Minh yêu thích bởi vì chúng mang đến không gian thoải mái để chuyện trò, ăn uống mà giá cả lại không quá “chát” như tại nhà hàng. Do đó nhu cầu tuyển Đầu bếp quán nhậu bình dân, tuyển Đầu bếp quán ốc nhỏ hay tuyển Đầu bếp quán nhậu lớn cao cấp hơn thì các nhà tuyển dụng vẫn lựa chọn các ứng viên có tay nghề cao. Bởi họ chính là người nắm giữ “linh hồn thực khách”, giúp thực khách hài lòng và giữ chân họ lâu hơn.
Một người Đầu bếp giỏi luôn sở hữu những kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng tốt nhất cho công việc. Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển Đầu bếp quán nhậu, hãy ghi nhớ các kỹ năng sau để đánh giá ứng viên một cách chính xác nhất.
- Kỹ năng tay nghề: Công việc chính của Đầu bếp là nấu nướng, do đó các nhà tuyển dụng cần kiểm tra tay nghề nấu nướng của các Đầu bếp để xem trình độ bếp núc của họ như thế nào mới đồng ý nhận vào làm. Bên cạnh kỹ thuật chế biến món ăn ngon thì tốc độ cũng là yếu tố mà nhà tuyển dụng Đầu bếp quán nhậu cần lưu ý. Vì sao ư? Vì khách đến quán nhậu vào các ngày cuối tuần rất đông, nếu không có tốc độ ổn định sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách.
kỹ năng nấu nướng của đầu bếpKỹ năng nấu nướnf rất quan trọng đối với Đầu bếp – Ảnh: Internet - Khả năng ghi nhớ và sáng tạo: Ghi nhớ thực đơn để chế biến món ăn đúng yêu cầu của thực khách, sáng tạo ra món mới để nâng cao thực đơn – đem đến sự đặc biệt riêng cho quán nhậu. Do vậy, các nhà tuyển dụng Đầu bếp quán nhậu luôn đánh giá cao khả năng ghi nhớ và sáng tạo của ứng viên.
Đam mê và chịu được áp lực tốt: Làm việc trong các quán nhậu dù không quá yêu cầu cao như tại các nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao nhưng vẫn có áp lực đấy. Áp lức đến từ khách hàng, từ bếp lò và từ chủ quán,… nên các Đầu bếp cần giữ cho mình một tinh thần luôn tỉnh táo để bỏ qua các áp lực đó và chế biến các món ăn ngon nhất, không để cho tâm trạng ảnh hưởng.
đầu bếp biết vượt qua áp lựcVượt qua áp lực để hoàn thành tốt công việc là điều mà người Đầu bếp nên có – Ảnh: Internet - Giao tiếp và làm việc tập thể: Tại các quán nhậu lớn, trong khu vực Bếp có rất nhiều người từ Đầu bếp đến Phụ bếp, nhân viên Tiếp thực phối hợp với nhau để phục vụ khách hàng. Thế nên người Đầu bếp nắm chính cần có kỹ năng giao tiếp và làm việc tập thể để phối hợp tốt với các bên, tránh xung đột nội bộ, từ đó mang lại dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng.
Hạng mục công việc của một Đầu bếp không hề đơn giản
Công việc của một Đầu bếp
1. Chuẩn bị trước khi chế biến
Để quá trình chế biến diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, các Đầu bếp cần chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Nhập và kiểm kê nguyên vật liệu hàng ngày.
- Đảm bảo các loại thực phẩm, nguyên vật liệu đạt chất lượng và vệ sinh an toàn.
- Tiến hành xử lý các nguyên vật liệu và hàng tồn kho.
2. Chế biến món ăn theo sự phân công của Bếp trưởng
Thông thường trong khu vực bếp của các nhà hàng, khách sạn 4 – 5 sao thì mỗi Đầu bếp sẽ đảm nhận chế biến một món ăn khác nhau: Có Đầu bếp chuyên về món xào, có Đầu bếp chuyên về món nướng, có Đầu bếp chuyên về món salad,… Do đó, người Đầu bếp cần chế biến và trang trí món ăn theo sự phân công của Bếp trưởng. Đảm bảo chất lượng món ăn, có tính thẩm mỹ,…
3. Các công việc khác
- Quản lý, phân công nhiệm vụ cho Phụ bếp và giám sát quá trình chuẩn bị, sơ chế nguyên vật liệu của Phụ bếp.
- Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, máy móc định kỳ trong khu vực mà mình quản lý.
- Sắp xếp lại dụng cụ, nguyên vật liệu còn dư đúng nơi quy định.
- Kiểm tra hệ thống đèn điện, quạt, tủ lạnh,… trước khi hết ca.
- Chuẩn bị giao ca.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Bếp trưởng.
Mỗi món ăn là một tâm huyết của người Đầu bếp
Kỹ năng cần có của một Đầu bếp
- Kỹ thuật nấu nướng giỏi.
- Chăm chỉ, chịu khó, đam mê với nghề.
- Trung thực, làm việc nhóm tốt.
- Chịu được áp lực cao.
Không chỉ có xu hướng tuyển dụng Đầu bếp tại Tp. HCM mới tăng cao mà nhu cầu tuyển Đầu bếp ở Bình Dương, Đồng Nai. Nếu bạn đang theo đuổi nghề Bếp và muốn trở thành một Đầu bếp giỏi trong tương lai thì đừng quên nỗ lực trau dồi thật nhiều ngay từ hôm nay. Theo dõi https://vieclamdaubep.vn để xem nhiều tin tuyển dụng hơn nhé