Vinegar là chất gì? Đây là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong ẩm thực, hầu như ai cũng sử dụng, từ người nội trợ đến các vị trí Đầu bếp, Bếp trưởng ở nhà hàng cao cấp. Thoạt nghe tên, tưởng chừng như Vinegar rất xa lạ nhưng Vieclamdaubep.vn tin chắc chúng cực kỳ quen thuộc với bạn đấy.
Vinegar là một gia vị quen thuộc trong căn bếp – Ảnh: Internet
Để tạo ra món ăn ngon, trọn vẹn hương vị cần rất nhiều nguyên liệu từ thực phẩm tươi sống đến gia vị. Thường xuyên được sử dụng trong các căn bếp gia đình đến nhà hàng, nhưng không ít người ngờ ngợ về Vinegar bởi cái tên này nghe rất lạ tai. Còn bạn thì sao? Bạn có biết Vinegar là gì chưa? Vieclamdaubep.vn sẽ tiết lộ tất tần tật về Vinegar cho bạn ngay bây giờ đây.
Mục Lục
Vinegar là gì?
Vinegar là tên tiếng Anh của giấm – một loại gia vị thường dùng trong bếp. Là một chất lỏng có vị chua, được tạo ra từ quá trình lên men của rượu etylic (C2H5OH), thành phần chính của giấm là dung dịch axit axetic (CH3COOH). Nồng độ của giấm ước tính rơi vào khoảng 5%.
Vinegar được tạo ra từ quá trình lên men của rượu – Ảnh: Internet
Nguồn gốc của Vinegar
Vinegar – Giấm ra đời từ xa xưa, là thành tố quan trọng trong chế biến món ăn dù đó là món Âu hay món Á. Nhiều tài liệu ghi nhận rằng, vào khoảng 5.000 TCN, người Babylon đã biết cách dùng trái chà là để làm rượu lẫn giấm. Vết tích của giấm được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3.000 TCN.
Theo sự tích Thần Nông, giấm cũng được tìm thấy nhiều nơi tại Trung Quốc, từ đời nhà Hạ (2.000 năm TCN). Vào 500 năm TCN, Hippocrates – cha đẻ ngành y học hiện đại, đã dùng giấm làm từ nước táo hòa cùng mật ong để trị bệnh ho và cảm lạnh tại Hy Lạp.
Trong Thánh kinh Công giáo, giấm cũng “hiện diện” khi được nhắc đến là thứ gì đó “không vui” nhưng Boaz vẫn cho phéo Ruth nhúng bánh mì vào giấm. Chúa Giesu khi bị đóng đinh trên thập tự giá 2.000 năm trước cũng được dâng giấm. Truyền thuyết Hồi giáo cũng đưa ra nhận định rằng giấm là một trong bốn loại gia vị được yêu thích nhất của nhà tiên tri Muhammad, ông đã gọi đó là “blessed seasoning – gia vị của sự ban phước”.
Và sau này, vào năm 1864, Louis Pasteur đã chứng minh được sự ra đời của giấm là nhờ quá trình lên men tự nhiên, người ta cũng bắt đầu sử dụng giấm phổ biến hơn. Không dừng lại ở loại giấm truyền thống, người ta còn “biến tấu” nhiều phương pháp khác nhau để sáng tạo thêm nhiều loại giấm khác để kết hợp với món ăn sao cho tuyệt nhất.
Mỗi loại Vinegar có một hương vị riêng – Ảnh: Internet
Khám phá thế giới của Vinegar
Mỗi loại Vinegar – giấm có một hương vị, nét đặc trưng riêng để chế biến với các món ăn khác nhau. Từ đó mang đến sự đa dạng và phong phú cho thế giới của Vinegar – giấm. Dưới đây là một số loại giấm phổ biến mà vieclamdaubep.vn tổng hợp được.
Giấm trắng (white vinegar)
Giấm trắng được gọi là White vinegar (Canada), Distilled Vinegar (Mỹ), Spirit vinegar (Châu Âu) đây là giấm tinh luyện được làm từ bã bia hoặc đường mật; hình thành từ sự lên men của rượu etylic; có nồng độ axit axetic từ 5%-8% cao nhất trong các loại giấm; có màu trắng, hương vị rất mạnh, vị chua gắt; được dùng ngâm chua các loại thực phẩm là chủ yếu.
Trong nấu nướng, giấm trắng mang lại những công dụng cụ thể như sau:
- Hỗn hợp giấm trắng + đường có thể cứu vớt nồi cá mặn. Ngoài ra, White vinegar cũng có thể khử mùi tanh của cá bằng cách ngâm trong nước có pha giấm hoặc bảo quản cá khong bị ươn và lâu hư hơn
- Một ít giấm trắng cũng có thể chữa cháy những món ăn quá cay
- Giấm trắng dùng khi ướp thịt sẽ giúp thịt mềm và ngon hơn
Giấm thơm (Balsamic)
Giấm thơm (Balsamic) loại giấm có hương vị rất đậm có nguồn gốc từ ý cũng được chế biến từ rượu nho nhưng có cho thêm một số thành phần khác như tỏi, chanh hoặc tiêu xanh để tạo mùi thơm; do đó, giấm thơm có tính axit cao hơn giấm rượu; có màu đen đặc trung, vị chua đậm đà, vị ngọt đặc biệt. Hiện nay, giấm thơm là loại giấm thượng hạng, có giá cao và chất lượng tuyệt hảo. Để biết rõ hơn về loại giấm này mời các bạn tham khảo bài viết: Balsamic Vinegar Là Gì? Loại Gia Vị Đắt Đỏ Của Thế Giới Ẩm Thực
Giấm mạch nha
Giấm mạch nha được làm từ loại bia không mùi. Trong quá trình chế biến giấm, người ta cho thêm đường caramel vào để giúp giấm có màu sẫm hơn. Giấm mạch nha không thích hợp với những món ăn có mùi vị nhẹ vì loại giấm này có mùi khá hăng và vị hơi đắng. Giấm mạch nha thường được dùng để làm chua các loại rau xanh và trái cây. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để chế biến tương ớt.
Giấm rượu:
Có thể bạn không tin nhưng bất kỳ loại rượu nào cũng có thể dùng làm giấm (như giấm rượu vang đỏ, giấm sâm banh, giấm rượu cherry,…), chất lượng rượu càng cao thì hương vị giấm càng thơm ngon và ngược lại. Đây là thành phần gia vị không thể thiếu trong chế biến các loại nước sốt (nhất là sốt cà chua), các món salad hay tẩm ướp gia vị. Tuy nhiên, các đầu bếp nên lưu ý mỗi loại giấm rượu sẽ phù hợp với một hoặc một số món khác nhau.
Trong nấu nướng, giấm rượu mang lại những công dụng cụ thể như sau:
- Vị hơi chua, hương thơm từ rượu cùng độ cồn thấp trong giấm rượu giúp đánh bay mùi tanh của một số loại cá
- Nêm nếm món ăn bằng một ít giấm rượu có thể giúp tăng mùi vị và độ ngon
- Thêm 1-2 muỗng nhỏ giấm rượu vào các món ăn quá ngọt sẽ giúp cân bằng mùi vị…
Giấm Gạo (Rice vinegar)
Giấm gạo được lên men từ gạo (rượu gạo/ rượu nếp); có vị chua dịu, ngọt, không nồng gắt như giấm trắng; được dùng phổ biến trong nấu nướng tại các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Loại giấm này có rất nhiều màu, màu của giấm sẽ tùy thuộc vào loại gạo làm nên giấm, thường gặp nhất là màu trong suốt, hơi vàng, đỏ hoặc đen. Phần lớn các loại giấm gạo châu Á cũng nhẹ và ngọt hơn giấm thường được sử dụng trong thế giới phương Tây.
Trong nấu nướng, giấm gạo mang lại những công dụng cụ thể như sau:
- Dùng nhiều trong các món gỏi/ salad, ngâm chua rau củ quả, làm các loại sốt chua ngọt, trong món sushi,…
- Giấm gạo đỏ (vị ngọt nhưng hơi chát) dùng nhiều trong các món súp hoặc mì
- Giấm gạo đen (vị nồng) dùng nhiều trong các món hầm
- Cắt thịt thành từng miếng nhỏ rồi phun giấm gạo lên trên hoặc bọc thịt trong mẫu giấy có tẩm giấm gạo có thể bảo quản thịt được lâu hơn…
Giấm táo (apple cider vinegar)
Được làm từ rượu táo, thoảng thoảng mùi thơm của táo và ít axit hơn giấm rượu. Apple Cider Vinegar được tinh chế từ táo tươi, người Pháp gọi nó là “rượu vang chua”. Người ta hay dùng giấm táo để tạo độ chua ngọt cho các món ăn, làm nước xốt cho salad. Để biết rõ hơn về Giấm táo mời các bạn xem bài viết: Apple Cider Vinegar Là Gì? Điều Tuyệt Vời Của Apple Cider Vinegar
Giấm Sherry (sherry vinegar)
Đây là loại giấm rượu vang được làm từ Sherry. Theo Luật của Mỹ giấm Sherry phải được ủ trong gỗ sồi ít nhất 6 tháng. Bao gồm: Vinagre de Jerez phải ủ ít nhất 6 tháng, Vinagre de Jerez Reserva phải ủ ít nhất 2 năm, Vinagre de Jerez Gran Reserva đây là loại mới và phải ủ ít nhất 10 năm.
Hầu hết các loại giấm đều có thời hạn sử dụng khá dài, thường trên một năm nhưng cũng tùy vào mức độ mở nắp chai mà chất lượng của giấm sẽ thay đổi. Để mua được loại giấm tốt, bạn cần cẩn thận kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của giấm, nên đưa giấm ra ngoài ánh sáng, xem nước giấm có được trong, sạch hay không, nếu trong chai giấm có nhiều hạt bị vón cục thì giấm đó đã không còn đảm bảo chất lượng.
Tưởng không quen mà lại quen không tưởng, qua bài viết này, bạn đã có thể tự tin trả lời khi ai đó hỏi Vinegar là gì rồi chứ. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã nắm rõ công dụng và các loại Vinegar để sử dụng một cách hợp lý.